Việt Nam thuộc đới khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên những em bé sơ sinh dễ gặp phải tình trạng mẩn ngứa, khó chịu. Việc sử dụng tắm lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh sẽ hạn chế được tối đa tình trạng này không những thế còn giúp bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.

tam-la-dinh-lang-cho-tre-so-sinh-2.jpg

Tắm lá đinh lăng cho trẻ có nhiều lợi ích

Từ lâu, lá đinh lăng giống như một loại thảo dược có rất nhiều công dụng khác nhau như trị mẩn ngứa, mề đay, khắc phục tình trạng tắc sữa ở mẹ… Và khi sử dụng lá đinh lăng để tắm cho trẻ nó còn mang đến khá nhiều lợi ích thiết thực nữa.

Lợi ích của việc tắm lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh

Thân, lá, rễ, cành… của cây đinh lăng đều được sử dụng để chữa bệnh, riêng về lá đinh lăng nó đặc biệt tốt với trẻ nhỏ, có thể điều trị bệnh lý liên quan đến mồ hôi trộm, đây là bệnh lý tưởng chừng như bình thường nhưng đối với trẻ sơ sinh khi sức đề kháng của trẻ còn yếu thì việc bị đổ mồ hôi trộm sẽ dễ khiến cho trẻ bị nhiễm lạnh, cảm cúm thậm chí nặng có thể dẫn đến viêm phổi.

Ngoài ra khi tắm lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh còn giúp cho trẻ hạn chế được nhiều bệnh lý, giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn, thoải mái hơn từ đó sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc không còn tình trạng giật mình trong khi ngủ. Đồng thời khi hạn chế được bệnh lý đổ mồ hôi trộm thì phần đầu, lưng của trẻ sẽ luôn được khô ráo, thoáng mát nhất để từ đó tăng chất lượng giấc ngủ lên. Với hương thơm nhẹ nhàng của lá đinh lăng lưu lại trên da trẻ còn giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, giảm cách bệnh lý ngoài da nhưng mẩn ngứa, mụn nước hay mụn nhọt…

tam-la-dinh-lang-cho-tre-so-sinh-1.jpg

Lá đinh lăng dịu nhẹ cho làn da con

Có thể nói, lá đinh lăng mang lại khá nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh nên mẹ có thể sử dụng nó để tắm hàng ngày cho trẻ nhé.

Hướng dẫn cách tắm lá đinh lăng đúng cách

Trước tiên mẹ cần phải chuẩn bị lá đinh lăng nếu như có cây trồng và hái được trực tiếp là tốt nhất mẹ nên chọn lá bánh tẻ tức là không quá non cũng không quá già. Cò nếu không thì có thể mua lá đinh lăng khô về nấu nước tắm cũng được. Rửa sạch lá cây để loại bỏ hết bụi bẩn hay vi khuẩn, kí sinh trùng trên lá rồi ngâm qua nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút. Vớt ra để ráo nước rồi tiến hành nấu nước lá.

Công đoạn nấu nước cũng khác gì bạn nấu trà xanh cả, cho lá đã được rửa sạch vào khoảng 2 lít nước và bắc lên bếp đun, khi nước lá chuyển sang màu xanh thì dừng lại, để nguội bớt và tiến hành vớt bỏ bã lá, cho thêm nước lạnh hoặc nước ấm vào phù hợp rồi tắm cho bé.

tam-la-dinh-lang-cho-tre-so-sinh.jpg

Tắm lá đinh lăng siêu đơn giản

Khá đơn giản đúng không nào? Mẹ chỉ cần thực hiện mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần sẽ giúp cho bé yêu của mình luôn được sạch sẽ và cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên khi tắm lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh thì mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Hãy đảm bảo lá đinh lăng mà mẹ lựa chọn phải sạch, không bị phun thuốc trừ sâu hay những loại thuốc bảo vệ thực vật.

- Nếu bé yêu của bạn có làn da quá nhạy cảm thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho bé để đảm bảo an toàn cho làn da.

-  Khi tắm cho bé lần đầu mẹ nên nấu nước lá loãng một chút không nên nấu quá đặc để xem xét mức độ kích ứng da của trẻ như thế nào? Nếu như thấy có dấu hiệu gì thì lập tức dừng lại không tắm cho trẻ nữa nhưng nếu như không có hiện tượng gì thì những lần sau mẹ có thể tắm bình thường.

- Chỉ nên tắm mỗi tuần từ 2 đến 3 lần hoặc ít hơn chứ không nên quá lạm dụng vì lá đinh lăng thực chất cũng là một loại thuốc thảo dược, lạm dụng quá cũng không tốt nó có thể phản tác dụng.

Có thể nói tắm lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh sẽ mang lại công dụng tốt cho cơ thể bé nhưng nó chỉ phát huy tác dụng tối đa khi mẹ biết cách sử dụng đúng. Cần thực hiện đúng cách, đúng quy trình và đúng “liều lượng” để đảm bảo bé yêu của bạn được an toàn nhất nhé.

>> Xem thêm: Cách làm gối đinh lăng cho bé đơn giản ngay tại nhà