Đối với các mẹ công sở bận rộn, việc duy trì sữa mẹ cho con bú là điều cần thiết và rất quan trọng khi mẹ đi làm, chính vì vậy việc vắt sữa và bảo quản bằng tủ lạnh, trữ đông là giải pháp hiệu quả giúp bé yêu vẫn được hưởng nguồn sữa mẹ ngọt ngào trong khi mẹ vắng nhà. Vậy làm sao để bảo quản sữa đúng cách và sữa vẫn giữ được nguồn dinh dưỡng dồi dào vốn có? Nếu đang băn khoăn về điều này, các bạn hãy theo dõi những thông tin từ bài viết dưới đây.
Sử dụng các sản phẩm trữ sữa mẹ an toàn:
- Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Thứ 2 là bình nhựa cứng, chất lượng tốt. Nên chọn loại bình dành riêng để trữ sữa.
– Sữa mẹ nên được trữ vào các bình sữa tốt cho bé chất liệu nhựa cứng, tuyệt đối không trữ sữa vào các bình hay ly thủy tinh vì chất liệu này có thể phá vỡ các thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ.
– Các bình sữa nên có nắp đậy kín, mẹ chỉ nên sử dụng những bình sữa trơn màu, tránh sử dụng các bình màu sắc sặc sỡ để chứa sữa vì các phẩm màu có thể ảnh hưởng đến sữa trong bình.
– Ngoài bình sữa, mẹ có thể trữ sữa vào các túi trữ sữa chuyên dụng có bán ngoài thị trường và cũng rất gọn nhẹ khi mẹ đem theo đi làm để trữ sữa cho con.
Nếu sử dụng các loại túi trữ sữa các bạn cần lưu ý:
- Thứ nhất, sữa có khả năng dính vào 2 bên mép túi, làm giảm khối lượng sữa.
- Thứ hai, sữa đựng trong túi thường có nguy cơ bị rò rỉ nhiều hơn. Một số hãng sản xuất ra những chiếc túi đựng sữa chất lượng tốt nhưng giá thành lại khá đắt. Để tiết kiệm, bạn có thể mua 2 loại túi: Một loại dùng trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh; loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá. Điều này sẽ giảm những vết rách nhỏ xuất hiện trên bề mặt túi.
- Thứ ba, khi trữ sữa trong túi các bạn không nên để đầy, vì khi sữa đông đá có thể gây rách, bục túi.
Bảo quản sữa mẹ đúng cách:
- Cách thức nhất: Bảo quản ở nhiệt độ phòng
Nếu nhiệt độ phòng ở tầm 26 độ C, sữa mẹ vừa mới vắt ra có thể bảo quản trong vòng 6-8 giờ đồng hồ. Với nhiệt độ cao hơn, vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn, sữa mẹ vắt ra để được tầm 3-4 tiếng.
- Cách thử 2: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Sữa mẹ vừa mới vắt ra có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 72 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên các mẹ cần nhớ rằng không được để sữa mẹ ở cánh tủ lạnh vì đó là nơi ít lạnh nhất của tủ và dễ gây nên tình trạng hư hỏng hoặc sữa bị biến chất.
- Cách thứ 3: Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông của tủ lạnh
Sữa mẹ vắt ra có thể để được 3 tháng ở ngăn đông đá có cánh cửa riêng với ngăn lạnh ( tương đương -18 độ C), để được 2 tuần trong ngăn đông đá không có cánh cửa riêng với ngăn lạnh (tương đương -15 độ C), để được 6-12 tháng trong ngăn đông đá của tủ lạnh có công nghệ không đóng tuyết (tương đương -20 độ C).
Một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ đã vắt ra:
- Cách trữ sữa mẹ tiết kiệm chổ trong ngăn đá: ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng túi, xếp túi sữa nằm ngan trong 1 hộp nhựa đậy kín. Có thể xếp nhiều túi nằm chồng lên nhau trong 1 hộp nhựa đậy kín trong ngăn đá. (hình minh hoạ)
- Cách giữ sữa khi bị cúp/ mất điện: Mua sẳn thùng giữ lạnh trong nhà. Khi mất điện, chuyển sữa đông đá (nếu các túi sữa đã nằm gọn trong hộp nhựa thì chuyển cả hộp nhựa rất nhanh gọn.) vào trong thùng giữ lạnh + mua đá cây cho vào thùng để giữ cho sữa đông k bị tan chảy. Khi có điện lại chuyển sữa trở vào ngăn đá.
- Nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi vắt ra để tủ lạnh có mùi tanh, mùi kim loại, thậm chí là mùi xà phòng. Điều này không có nghĩa là sữa mẹ đã hỏng. Đa phần nguyên nhân là do tác động của enzim lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh. Trong trường hợp này, sữa mẹ vẫn an toàn và bé vẫn có thể uống được mà không có vấn đề gì.
Với những mách nhỏ trên đây về cách bảo quản sữa cũng như cũng những kinh nghiệm về thời gian tối đa để được sữa mẹ khi vắt ra, chắc chắn sẽ giúp bổ sung thêm kiến thức và thông tin cần thiết giúp các mẹ có thể an tâm trong việc nuôi con bằng sữa mẹ các bạn nhé!