Nếu bé con nhà bạn đã qua giai đoạn ăn cháo và hào hứng với việc được ăn cơm thì mẹ hãy chớp ngay thời điểm này để tập cho con ăn cơn nhé! Chọn thời điểm vàng thích hợp để cho con ăn cơm sẽ giúp con phát triển cơ hàm tốt hơn cũng như cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con. Để con làm quen với việc ăn cơm một cách dễ dàng và hiệu quả nhất, các bạn hãy them khảo những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Thời điểm thích hợp để các mẹ tập cho bé ăn cơm:

be-an-com

Việc cho trẻ ăn cơm sớm sẽ khiến trẻ gặp phải không ít những rắc rối về sức khỏe như: khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Ngoài ra, trẻ sẽ trở nên biếng ăn do ăn cơm không đúng thời điểm vì không thấy ngon miệng. Thói quen ngậm thức ăn từ đó cũng hình thành.

Do đó, theo các chuyên gia thì thời điểm vàng để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn cơm là khi bé được 19 tháng tuổi, khi này bé đã có ít nhất 16 chiếc răng sữa, mẹ có thể cho bé làm quen với cơm nhão, cơm tán nhuyễn. Từ 19-24 tháng, mẹ cho bé ăn cơm nát hoặc cháo đặc, 3 bữa chính mỗi ngày.

Các mẹ cũng không nên tập cho bé ăn cơm muộn mà bỏ qua giai đoạn vàng khiến cho việc tập để bé căn cơm trở nên vất vả và khó khăn hơn gây nên những thói quen xấu như ngậm cơm, nhơi cơm… Bên cạnh đó trẻ từ 2 tuổi trở lên, trẻ tiêu hao năng lượng nhiều hơn do sức vận động và nhu cầu vui chơi, học hỏi tăng lên. Ăn cháo hoặc uống sữa không thôi sẽ khó lòng đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, vì vậy nhiều bé được cho ăn cơm muộn cũng hay gặp phải tình trạng thiếu chất hoặc suy dinh dưỡng.

Các bước tập cho trẻ ăn cơm đúng cách:

coc-nau-com-nat

- Bước 1: Mẹ cần chuẩn bị cơm nát và mềm cho trẻ. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại cốc nấu cơm nát như: Cốc nấu cháo và cơm nát trong nồi cơm điện Richell, cốc nấu cơm nát trong lò vi sóng Richell… các sản phẩm này đều rất tiện lợi và dễ sử dụng, vì vậy đây sẽ là “những cứu tinh” giúp cho việc chăm con trong giai đoạn này của các mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

- Bước 2: Mẹ nên cho bé tập ăn cơm từ số lượng ít đến nhiều. Nếu đây là ngày đầu tiên mẹ cho bé tập ăn cơm, mẹ chỉ nên cho bé ăn 2 - 3 muỗng cơm. Bé đang quen với việc nuốt cháo nên việc nhai cơm sẽ diễn ra khó khăn và lâu hơn bình thường. Vì vậy, mẹ nên cho bé tập ăn ít, sau đó tăng dần số lượng để bé làm quen dần chứ không phải tập chơ bé ăn cơm và ép bé ăn no ngay từ những lần đầu tiên.

Các mẹ nên nhớ rằng khi vừa tập ăn thì cơm chỉ là dặm thêm vào, bên cạnh đó các mẹ vẫn có thể bổ sung thêm cháo đặc để các bé được no bụng.

- Bước 3: Mẹ cho bé ăn kèm các thực phẩm khác phù hợp với lứa tuổi như thịt, cá, rau, tôm, cua... Các loại thức ăn mẹ cần phải nấu chín kỹ, hầm hoặc luộc thật mềm, cắt miếng nhỏ để bé dễ dàng ăn và nhai, nuốt tránh tình trạng nôi, ói khi gặp phải các loại thực phẩm dai, to.

- Bước 4: Ăn uống cũng được coi là đặc quyền của trẻ, nên các bạn không nên ép bé ăn mà nên để cho bé tự quyết định ăn hay không và chọn loại thức ăn mà mình thích. Trong ngày đầu tiên bé có thể hứng thú với cơm (món ăn mới) nhưng những ngày sau bé có thể chán và chỉ thích ăn thức ăn. Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ có thể để bé ăn thức ăn để bổ sung thêm dinh dưỡng đầy đủ cho bé.

- Bước 5: Việc chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm chắc chắn sẽ khiến bé phải dành nhiều thời gian hơn cho việc nhai, nghiền thức ăn… chính vì vậy các mẹ cần kiên trì để tập cho con thói quen nhai, nuốt thức ăn thật tốt. Song song bên việc ăn cơm, lúc này mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày vào buổi trưa hoặc tối và vẫn cho bé ăn 2 bữa cháo đặc.

Một vài lưu ý khi tập cho bé ăn cơm:

- Mẹ tuyệt đối không chan canh vào cơm vì bé có thể dễ nuốt hơn nhưng lại lười nhai, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển cơ hàm cũng như đau dạ dày.

- Thường xuyên đổi khẩu vị món ăn, cơm, cháo, bún, mì để bé cảm thấy hứng thú hơn với chuyện ăn uống.

- Mẹ có thể khuyến khích bé tự bốc ăn hoặc xúc ăn để trẻ có cơ hội trải nghiệm việc ăn uống.

- Cho bé ăn cơm cùng bố mẹ để hình thành thói quen ăn uống, tự lập ngay từ nhỏ.

Đến với shop babyborn.vn để nhận thêm những tư vấn tốt nhất về đồ dùng cho bé