Các bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón?

Các bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón là câu hỏi mà các bố mẹ rất băn khoăn, làm thế nào để hệ tiêu hóa của bé luôn ổn định, hấp thu tối đa các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Trong bài viết dưới đây shop sẽ hướng dẫn một vài biện pháp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ, làm bớt đi phần nào nỗi lo lắng của các bố mẹ!

Đa số các bé đi ngoài từ 2-3 lần/ ngày hoặc ít hơn thì các bố mẹ nên cho bé tập thành thói quen nhé!

Táo bón có thể gây ảnh hưởng nặng hay nhẹ tùy theo chế độ ăn uống của trẻ, nhẹ thì đau bụng, đầy hơi, kén ăn, hay cáu gắt và quấy khóc, nặng thì gây nứt hậu môn, dễ bị viêm nhiễm dẫn tới bị trĩ, trực tràng gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Nếu trẻ dưới 1 tuổi và bạn nghi con bị táo bón, nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có lời khuyên và can thiệp đúng đắn, kịp thời.

Những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón:

- Do có nhu động ruột chậm, gây táo bón

- Do thói quen mải chơi, ráng nhịn đi ngoài.  Vì vậy các bố mẹ nên dành thời gian tập thói quen cho bé đi ngoài đúng giờ.

- Do có môi trường mới khiến bé dễ bị viêm nhiễm.

- Chế độ ăn của bé không ổn định: ít chất xơ, thiếu rau củ và hoa quả chín. Tuy nhiên, ở đa số các trẻ, chất xơ không phải là nguyên nhân chính gây táo bón, rất nhiều trẻ ăn đủ chất xơ nhưng vẫn bị táo bón và việc tăng lượng chất xơ ở những trẻ này không giúp trẻ hết bị táo bón. Việc cho bé uống sữa bò nhiều cũng làm tăng nguy cơ bị táo bón ở trẻ.

Các bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón?

Tập thói quen ngồi toilet cho trẻ

Điều quan trọng nhất, và cần sự kiên nhẫn của ba mẹ và ông bà nhất, là tập một thói quen đường ruột tốt cho trẻ, một cách ít áp lực nhất. Nên để thời gian “toilet” khoảng 3-5 phút tập cho trẻ ngồi toilet, sau mỗi cữ ăn, mặc dù trẻ có mắc cầu hay không, hay đã đi cầu trước đó hay chưa. Nếu trẻ đi học, ta có thể tập thói quen ngồi toilet mỗi ngày 5 phút sau đánh răng và 5 phút sau bữa ăn tối cho trẻ. Cho trẻ cầm theo một cuốn sách hay đồ chơi yêu thích khi ngồi cầu, và khen thưởng trẻ nếu trẻ làm được điều này (bằng lời khen, hoặc bằng những miếng dán sticker để khen thưởng…). Không nên la mắng, đánh đòn trẻ, vì nếu thế trẻ lại càng không phối hợp và càng tránh đi cầu.

Một số trẻ đi cầu phân cứng, đau, và vì vậy càng tránh đi cầu. Những trẻ này sẽ cần sự trợ giúp của bác sĩ, cho thuốc cho trẻ đi cầu dễ hơn, trong một thời gian vài tuần hay vài tháng, để giúp phân mềm ra, dễ đi tiêu vui vẻ hơn, và giúp nứt hậu môn có thời gian phục hồi. Khi đó, việc huấn luyện thói quen đi tiêu lành mạnh sẽ dễ dàng thiết lập, và làm cho trẻ lấy được niềm vui khi đi được poo poo. Khi trẻ được cho thuốc hỗ trợ, trẻ nên được tái khám theo hẹn, để điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc, chứ không nên sử dụng thuốc hỗ trợ tùy ý mình.

Chế độ ăn uống điều độ, ổn định

Các bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại trái cây và rau củ thường xuyên trong và giữa các bữa ăn. Nước ép không chứa chất xơ, nên không được tính vào. Đồng thời nên giới hạn lượng sữa bò tiêu thụ mỗi ngày. Đối với trẻ từ 18 tháng tuổi, trẻ chỉ nên tiêu thụ tối đa 500ml sữa bò một ngày. Lượng sữa bò nhiều hơn sẽ gây táo bón cho trẻ. Cũng nên tránh các loại nước ngọt trước các cữ ăn. Giảm lượng sữa sẽ giúp cho trẻ thèm ăn hơn và ăn nhiều hơn ở các cữ ăn.

Uống đủ nước mỗi ngày, nên ép rau củ quả cho bé dùng

Bé cần được uống đủ nhu cầu nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm các loại rau củ quả đặc biệt bổ sung nhiều chất xơ từ trái cây, rau tươi như rau khoai lang, rau má, rau cải, mồng tơi, bưởi, đu đủ, cam quýt, chuối … và các loại ngũ cốc nguyên cám như mè, đậu xanh, đậu đen, gạo lứt…

Massage mỗi ngày cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động ổn định

 Các bố mẹ nên xoa bụng theo vòng tròn từ trái sang phải để kích thích nhu động đại tràng, giúp trẻ dễ đi ngoài, giảm táo bón.

Trên đây là một số cách hướng dẫn Các bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón, các bố mẹ tham khảo và cho shop Babyborn những phản hồi và các cách mà các bố me hay sử dụng nhé. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ngoài ra các bố mẹ có thể bổ sung thêm rất nhiều nữa cho bé để hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.